Chia Sẻ Cách Làm Hố Móng Cầu Nâng 1 Trụ

Tóm Tắt Bài Viết

Đánh giá

Đào hố móng là một trong những khâu đoạn đặc biệt quan trọng khi lắp đặt cầu nâng 1 trụ rửa xe. Để tránh những rủi ro đáng tiếc, những lỗi sơ xuất không mong muốn trong quá trình thi công, kỹ thuật viên của chúng tôi xin hướng dẫn chi tiết cách làm hồ móng cầu nâng 1 trụ rửa xe, mọi người tham khảo.

Cách Làm Hố Móng Cầu Nâng 1 Trụ Rửa Xe Lắp Nổi

cach lam ho mong cau nang 1 tru

Theo các nhà chuyên môn, cầu nâng kiểu lắp nổi tiện lợi, dễ sử dụng và thi công đào móng cũng dễ hơn so với cầu âm nền.

Đào Hố Móng Cho Cầu Nâng 1 Trụ Rửa Xe Ấn Độ Lắp Nổi

+ Đối với trụ nâng nhập khẩu lắp nổi của Ấn Độ thì người thợ thi công cần phải đào 1 hố móng với chiều dài rộng là 1m2, sâu xuống 2,5 mét. Tiếp đó, đổ 1 lớp bê tông mác 300 dày 30cm, làm sao từ mặt bê tông đáy lên đến bề mặt hoàn thiện là 2,2m.

Đào Hố Móng Cho Nâng Rửa Xe 1 Trụ Việt Nam Lắp Nổi

+ Hố móng cho cầu nâng nội địa lắp nổi có chiều rộng 1m2 và chiều sâu là 2,4m. Thợ thi công cũng đổ một lớp bê tông gia cố nền đáy dày khoảng 30cm. Làm sao chiều cao của bê tông đáy lên đến mặt nền hoàn thiện còn lại là 2,1m đúng bằng chiều dài của ty nâng được sản xuất trong nước.

Một Số Lưu Ý Cần Biết:

+ Đường kính hố móng cầu nâng 1 trụ không được quá nhỏ hoặc quá lớn, mà phải đảm bảo theo thông số của nhà sản xuất.

+ Đáy móng cầu nâng 1 trụ cần phải đảm bảo yêu cầu.

+ Làm đường dẫn nhớt khi đào móng cầu nâng, đường dầu cách tâm hố móng tối thiểu 3.5m.

+ Sau khi hoàn thiện móng và kiểm tra toàn bộ móng đủ điều kiện thì chúng ta sẽ tiến hành lắp đặt cho cầu nâng.

+ Khi lắp đặt cầu nâng, hố móng thi công phải đảm bảo thời gian từ 7-10 ngày trước khi lắp đặt.

+ Nếu muốn xoay 360 độ tính từ tâm hố móng cách tường tối thiểu 3m.

cach lam ho mong cau nang 1 tru 1

Cách Đào Hố Móng Cho Cầu Nâng 1 Trụ Rửa Xe Âm Nền

+ Chuyên viên kỹ thuật cho hay, việc đào hố móng và lắp đặt trụ nâng 1 trụ rửa xe âm nền phức tạp hơn so với cầu nâng kiểu lắp nổi. Chính vì thế thợ thi cong cần phải kỹ càng, tập trung cao khi lắp đặt để mặt bàn nâng không được cao hơn cũng không được thấp hơn so với mặt nền và khoảng trống để đặt bàn nâng không quá lớn hoặc quá nhỏ.

Cách Đào Hố Móng Cho Cầu Nâng Ấn Độ Âm Nền

+ Hố móng cần đào có độ sâu là 2,65m. Sau đó, đổ bê tông mác 300 dày 30cm, còn lại từ mặt nền đáy móng lên đến mặt nền hoàn thiện là 2,35m (bao gồm 2,2m là chiều dài của ty nâng và 15cm là chiều dày bàn nâng).

Cách Đào Hố Móng Cho Cầu Nâng Việt Nam Âm Nền

+ Đối với hố móng cho cầu ầm nền Việt Nam cần đào 2,55m. Độ cao từ mặt bê tông đáy lên đến mặt nền hoàn thiện là 2,25m (nó bao gồm 2,1m là chiều dài của ty nâng cầu thủy lực 1 trụ và 15cm là phần âm nền của mặt bàn).

Lưu ý: Với những vùng đất yếu, gần sông, đầm… cần gia cố hố móng cẩn thận.

Một số thông tin chia sẻ về cách đào hố móng để lắp đặt cầu nâng rửa xe, hi vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn. Trong quá trình đào hố móng, thi công lắp đặt cầu nâng, quý khách có vấn đề cần tư vấn giải đáp, liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *